Cache DNS là gì?
Cache DNS là một kho dữ liệu dùng để lưu trữ mọi địa chỉ IP của tất cả các trang web mà người dùng truy đã cập. Chức năng của kho dữ liệu này là giúp máy tính có thể truy cập đến địa chỉ IP của những trang web tương ứng một cách dễ dàng và nhanh chóng.
Nếu như không có Cache DNS, thì mỗi lần truy cập vào một trang web nào đó, máy tính của bạn sẽ mất nhiều thời gian để tìm và truy xuất địa chỉ IP của website. Vì vậy, mà cache DNS ra đời, nó sẽ lưu trữ các thông tin của trang web đó vào bộ nhớ cache, làm tăng tốc độ load trang ở những lần truy cập sau.
Khi nào cần xóa Cache DNS?
Ẩn các hoạt động tìm kiếm
Mặc dù việc theo dõi hoạt động người dùng trên internet chủ yếu được thực hiện bởi cookies, JavaScript,… Nhưng cache DNS vẫn là một “con mồi” tiềm năng cho những kẻ thu thập dữ liệu. Trên cơ sở các địa chỉ được liệt kê, bao gồm cả các thông tin bổ sung, ta có thể có cái nhìn tổng quan tương đối chính xác về lịch sử trang của mình.
Trong mọi trường hợp, việc lưu trữ địa chỉ tiềm ẩn rủi ro cho những dự án bạn truy cập thường xuyên hoặc trong một thời gian dài. Bộ sưu tập địa chỉ được lưu trong cache càng cụ thể, thông tin người dùng càng bị tiết lộ nhiều.
Chống lại tấn công giả mạo
Vì vấn đề bảo mật, mỗi người dùng nên thường xuyên xóa bộ nhớ đệm DNS của mình. Các thông tin trong cache rõ ràng là có thể hữu dụng khi truyền tải các dự án web. Mặt khác, nó có thể nhanh chóng trở nên nguy hiểm khi rơi vào tay kẻ xấu. Nếu các tay tội phạm mạng có được quyền truy cập vào bộ nhớ cache DNS, chúng hoàn toàn có thể giả mạo các entry dễ dàng.
Chẳng hạn như chuyển hướng bạn đến các website sai, giả mạo…Hành động này được gọi là làm nhiễm độc DNS hay giả mạo DNS. Chúng thường dùng để truy cập vào các dữ liệu đăng nhập nhạy cảm như online banking. Tuy vậy, bằng cách flush DNS, bạn hoàn toàn có thể loại bỏ nguy cơ này.
Giải quyết được các sự cố kỹ thuật
Thông thường khi bạn truy cập vào một trang web thì bộ nhớ Cache DNS sẽ lưu lại địa chỉ IP của website nhằm giúp tăng tốc độ truy cập ở những lần sau.
Nếu địa chỉ IP của một trang web thay đổi chẳng hạn bằng việc trỏ địa chỉ tên miền sang IP của máy chủ khác, máy tính của bạn vẫn có thể cố truy cập vào địa chỉ cũ do thông tin DNS được lưu trong bộ nhớ đệm. Bạn sẽ gặp phải lỗi DNS hay 404 Page not Found và không thể truy cập mặc dù kết nối mạng vẫn hoạt động.
Để khắc phục điều này sẽ cần phải xóa bộ nhớ đệm DNS và dưới đây là hướng dẫn chi tiết.
Hướng dẫn xóa Cache DNS trên máy tính
Xóa Cache DNS trên máy tính dùng hệ điều hành Windows 7/8/10/11
Bước 1: Nhấn tổ hợp phím Windows + R
.
Bước 2: Gõ từ khóa cmd
vào ô tìm kiếm. Nhấn Enter
hoặc click OK
.
Bước 3: Khi cửa sổ Command Prompt xuất hiện, nhập câu lệnh ipconfig/flushdns
vào rồi nhấn Enter
.
Xóa Cache DNS trên máy tính dùng hệ điều hành MacOS
Bước 1: Sử dụng tổ hợp phím Command + Space
để gọi Spotlight Search.
Bước 2: Gõ từ khóa terminal
vào ô tìm kiếm, sau đó click vào tùy chọn Terminal.
Terminal được mở ra, bạn sẽ thấy một cửa sổ trông tương tự như sau:
Bước 3: Bạn sẽ phảo nhập câu lệnh trong Terminal. Lệnh này sẽ khác nhau tùy thuộc vào phiên bản macOS bạn đang chạy. Mỗi phiên bản macOS đều có số phiên bản và tên phiên bản.
Để tìm phiên bản macOS trên máy tính của bạn, hãy nhấp vào biểu tượng Apple hình quả táo ở góc trên cùng bên trái màn hình. Từ menu thả xuống xuất hiện, hãy chọn About This Mac (Giới thiệu về máy Mac này). Trong Tab Overview (Tổng quan), bạn sẽ thấy tên phiên bản và số phiên bản.
Trong bảng bên dưới, bạn sẽ thấy các phiên bản macOS theo thứ tự thời gian ngược lại – từ phiên bản mới nhất đến phiên bản cũ nhất.
Sao chép câu lệnh tương ứng với phiên bản macOS của bạn theo bảng bên dưới để nhập vào Terminal. Sau đó nhấn return
.
Phiên bản MacOS | Câu lệnh |
macOS 15 (Sequoia) | sudo dscacheutil -flushcache; sudo killall -HUP mDNSResponder |
macOS 14 (Sonoma) | sudo dscacheutil -flushcache; sudo killall -HUP mDNSResponder |
macOS 13 (Ventura) | sudo dscacheutil -flushcache; sudo killall -HUP mDNSResponder |
macOS 12 (Monterey) | sudo dscacheutil -flushcache; sudo killall -HUP mDNSResponder |
macOS 11 (Big Sur) | sudo dscacheutil -flushcache; sudo killall -HUP mDNSResponder |
macOS 10.15 (Catalina) | sudo dscacheutil -flushcache; sudo killall -HUP mDNSResponder |
macOS 10.14 (Mojave) | sudo killall -HUP mDNSResponder |
macOS 10.13 (High Sierra) | sudo killall -HUP mDNSResponder |
macOS 10.12 (Sierra) | sudo killall -HUP mDNSResponder |
OS X 10.11 (El Capitan) | sudo killall -HUP mDNSResponder |
OS X 10.10 (Yosemite) | sudo discoveryutil udnsflushcaches |
OS X 10.9 (Mavericks) | sudo killall -HUP mDNSResponder |
OS X 10.8 (Mountain Lion) | sudo killall -HUP mDNSResponder |
Mac OS X 10.7 (Lion) | sudo killall -HUP mDNSResponder |
Mac OS X 10.6 (Snow Leopard) | sudo dscacheutil -flushcache |
Mac OS X 10.5 (Leopard) | sudo lookupd -flushcache |
Mac OS X 10.4 (Tiger) | lookupd -flushcache |
Bước 4: Nhập mật khẩu máy tính, sau đó nhấn return
để hoàn thành.
Kết luận
Sau khi thực hiện các bước trên thì bộ nhớ đệm DNS cục bộ của bạn đã được xóa. Xóa DNS thường xuyên luôn là một ý tưởng hay để giúp khắc phục các kết nối internet gặp sự cố và đảm bảo hệ thống của bạn an toàn trước các mối đe dọa tiềm ẩn.
Hy vọng bài viết này sẽ giúp giải quyết mọi sự cố kết nối mà bạn có thể gặp phải. Cảm ơn vì đã đọc!